Bạn đang truy cập: Trang chủ Nghiên cứu khoa học Tin hoạt động
alt

Những vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị ngoại khoa ung thư phổi nguyên phát

Những vấn đề cập nhật trong chẩn đoán và điều trị ngoại khoa ung thư phổi nguyên phát ( issues update in diagnosis and surgical treatment primary lung cancer)

PGS.TS Đặng Ngọc Hùng; PGS.TS Ngô Văn Hoàng Linh

I .Đặt vấn đề:

UTPQNP vẫn còn là một bệnh nặng . Kết quả điều trị nói chung và điều trị ngoại khoa nói riêng còn hạn chế . Lý do là:

+ Chẩn đoán sớm UTPQNP còn khó khăn nên khi phát hiện được thì khoảng 80% không còn chỉ định mổ (do bệnh nhân đến muộn , do thầy thuốc không phát hiện được).
+ Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán UTPQNP là tìm thấy được tế bào ung thư.Tiên lượng bệnh lại phụ thuộc rất nhiều vào xếp giai đoạn (GĐ) và loại tế bào ung thư .

+ Nếu xếp GĐ UTP càng chính xác thì phương pháp điều trị được chọn lựa cho người bệnh càng hiệu quả và tiên lượng về sống còn càng có giá trị.

Vì những lý do trên, để góp phần nâng cao chất lượng điều trị và tiên lượng UTPQNP, chúng tôi xin trình bày tổng hợp những nghiên cứu của các tác giả nước ngoài thời gian gần đây.

II. Vấn đề xác định giai đoạn và ý nghĩa của nó:

1. Tỷ lệ tử vong thay đổi rất lớn theo từng giai đoạn ung thư:

Theo các tác giả, tỷ lệ tử vong sau 5 năm cho từng giai đoạn:

+ GĐ IA : 35%, IB : 60%.

+ GĐ IIA : 63%, IIB : 70%.

+ GĐ IIIA :85%, IIIB :95%.

2. Hệ thống xếp loại TNM:

. Hệ thống xếp loại TNM được Hiệp hội chống ung thư Hoa Kỳ ( AJCC: American Joint Committee Cancer ) và Tổ chức chống ung thư Quốc tế (UICC: Union Internationale Contre le Cancer, 1997) chấp nhận từ 1986, năm 1997 đã được xuất bản thành “ sổ tay”, sau đó được cập nhật

đầy đủ hơn vào 2006 tái bản vào 2009 ( Xuất bản lần thứ 7 ):

T (Tumor), N (Node), M (Metastasis).

Các tác giả đã lập thành các bảng ngắn gọn để tiện sử dụng trong lâm sàng:

Bảng 1:

Giai đoạn

Giai đoạn T

Giai đoạn N

Giai đoạn M

O

Tis ( Tại chỗ )

No

Mo

I A

T1

No

Mo

I B

T2

No

Mo

II A

T1

N1

Mo

II B

T2

N1

Mo

T3

No

Mo

III A

T3

N1

Mo

T1, T2, T3

N2

Mo

III B

T1, T2, T3

N3

Mo

T4

Bất kỳ N

Mo

IV

Bất kỳ T

Bất kỳ N

M1

3. Xác định N ( Node):

3.1. Xác định T và M không khó. Với các dấu hiệu lâm sàng,chụpX.quang thường, chụp cắt lớp vi tính ( CT ), chụp cộng hưởng từ (MRI ), siêu âm ta cũng có thể chẩn đoán được. Xácđịnh N (Node) hiện nay vẫn là một khó khăn , các tác giả đã đưa ra những nghiên cứu và hướng dẫn sau:

Theo bản đồ trên thì 14 vị trí nhóm hạch liên quan đến UTPNP:

*Nhóm hạch trung thất trên:

1. Hạch trung thất trên cùng.

2. Hạch cạnh khí quản trên.

3.Hạch trước và sau khí quản.

4. Hạch cạnh khí quản dưới và hạch cạnh tĩnh mạch Azygos.

Nhóm hạch ở động mạch chủ

5. Hạch dưới động mạch chủ tại cửa sổ chủ - phế.

6. Hạch cạnh động mạch chủ .

*Nhóm hạch trung thất dưới:

7. Hạch dưới ngã ba khí phế quản .

8. Hạch cạnh thực quản .

9. Hạch ở dây chằng phổi .

*Nhóm hạch rốn phổi và trong phổi:

10. Hạch rốn phổi .

11. Hạch liên thùy phổi .

12. Hạch thùy phổi .

13. Hạch phân thùy phổi .

14. Hạch dưới phân thùy phổi.

*Hạch trung thất ký hiệu là N2, biểu thị bằng các chữ số từ 1 đến 9

*Những hạch rốn phổi và trong phổi ký hiệu là N1, biểu thị bằng các chữ số từ 10 đến 14, và đều nằm trong màng phổi tạng.

*Theo hệ thống xếp loại hiện nay, đường phân chia hạch rốn phổi N1 và hạch trung thất N2 là đường giới hạn của màng phổi trung thất.

3.2. Ý nghĩa củ việc xác định N2:

Hạch N1 là hạch rốn phổi và trong phổi, nên khi phẫu thuật ung thư phổi không khó khăn để chúng ta vét hạch. Khó khăn là có xác định được hạch N2 hay không? Và ý nghĩa của nó như thế nao? .

Theo tác giả: Michael J. Weyant (2009); Raja M. Flores (2010):

- Di căn của ung thư thùy trên phổi phải và trái vào trung thất khi đã xác định được có N2:

- Di căn của ung thư thùy giữa và thùy dưới phổi phải và thùy dưới phổi trái vào trung thất khi đã xác định được có N2:

- Như vậy có nghĩa là: Khi đã có hạch di căn vào trung thất (N2), nếu ung thư ở thùy nao? phổi nao? Thì chúng sẽ di căn vào nhóm hạch nào của trung thất và tỷ lệ di căn là bao nhiêu phần trăm.

Sơ đồ đánh số hạch:

Sơ đồ 1: Sơ đồ 2:

3.3. Xác định N2 bằng các phương pháp nào?

Theo các tác giả, giá trị của từng phương pháp được đánh giá dưới đây:

3.3.1. X quang ngực (T & N ):

+ Vị trí u.

+ Biết kích thước khối u, đánh giá mức độ lan tỏa của u theo ( T ).

+ Xác định sự phì đại của hạch ( N ), nhưng không chắc chắn.

+ So sánh với các phim trước để đánh giá sự tiến triển của khối u.

+ Có thể nhận biết sự xâm lấn của u vào thành ngực, trung thất.

+ Có thể xác định “ Bóng mờ di căn phổi đối bên”, di căn xương, não (khó chính xác, chỉ rõ ở G/Đ Muộn).

+ Khó khăn xác định hạch trung thất (N2)

3.3.2. Chụp cắt lớp điện toán (CTScan):

- Định vị chính xác khối u theo chiều sâu.

- Liên quan với rãnh liên thùy.

- Nhận biết sự ứ khí trong phổi giúp phân biệt tính chất ác tính của khối u:

+ Dạng lành tính: Bờ tương đối tròn, vôi hóa, giới hạn rõ ( thời gian nhâ đôi > 500 ngày).

+ Ác tính: Bờ không đều, đa cung, lồi lõm, tia mặt trời, không vôi hóa ( tiến triển của khối u nhanh).

- CT scan xác định được u di căn hạch trung thất # 8% cho những hạch 20 mm. Một số tác giả đánh giá CT scan: (JW Lewis ,1996; De Leyn P & cs, 2007):

+ Độ nhậy: 57% - 84,4%.

+ Độ chuyên: 52% - 81,1%.

+ Tiên đoán dương: 56% - 68,7%.

+ Tiên đóan âm: 83% - 92,9%.

Cũng theo những tác giả trên, xác định GĐ UTPNP bằng CT Scan chỉ có # 45,4% là cho kết quả phù hợp trong mổ, #10,7% xác định được di căn gan, phổi, thượng thận và # 12,5% cho xương, hạch ổ bụng. Đi đến kết luận: CT Scan không đủ khả năng xác định G/Đ TNM ( đặc biệt là N) trong UTPNP.

3.3.3. Chụp cộng hưởng từ(MRI):

- Có hiệu quả tương đương CT Scan.

- Xác định di căn xa vào gan, thượng thận ngang nhau.

- Xác định di căn não: MRI hơn hẳn CT Scan.

- Xác định di căn xương: MRI cũng nhạy nhưng không bằng Xạ hình xương.

- Xác định N khó khăn và không chính xác.

3.3.4. Chụp cắt lớp tán xạ Positron (PET: Positron Emission Tomography):

- PET Scan với đồng vị phóng xạ 18-fluorodeoxyglucose (FDG) kỹ thuật mới để đánh giá G/Đ UTPQNP và những khối u ác tính khác. Có khả năng nhận biết được những khối u, những hạch di căn sớm:

+ Dự liệu đem lại của PET giúp ích rất lớn trong trong chẩn đoán UTPNP.

+ Khi khối u phát sáng trên PET thì 90 – 95% là ung thư.

+ Nếu u < 10 mm và không thấy trên PET thì chỉ khoảng 5% cơ hội là ác tính.

+ Độ nhạy và độ chuyên # 90%.

+ Kết hợp PET với CT Scan có độ nhạy ngang bằng với Phẫu Thuật khi TB học của hạch là ác tính do di căn ( Eichfeld U và cs, 2005 ).

- Tuy nhiên PET hiện nay trên thế giới và trong nước chưa thịnh hành vì giá thành của phim chụp khá cao. PET cũng không phải là “ Tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán ung thư.

3.3.4. Nội soi trung thất(NSTT):

- NSTT vẫn là một “ Tiêu chuẩn vàng” xác định G/Đ hạch trung thất (Carlens E, 1959).

- Ở Mỹ hiện nay vẫn thịnh hành.

- NSTT xác định được các nhóm hạch: 2R, 2L, 4R, 4L; hạch trước KQ: 1, 3.

- Những hạch không thể sinh thiết được: hạch dưới ngã ba KPQ: 7; hạch TT dưới: 8, 9; hạch ở cửa sổ Phế - Chủ và hạch TT trước ở vị trí: 5, 6. (Landreneau RJ, 1993).

- Độ nhạy # 80 – 85%, theo Hammoud ZT, 1999: độ nhạy # 43 – 57% và âm tính giả # 5,5 – 8%.

- Sở dĩ có âm tính giả là vì vị trí hạch không thể với tới được bằng NSTT ( Các nhóm hạch 5, 6, 7, 8, 9 ).

3.3.5. Nội soi phế quản(NSPQ):

NSPQ thực hiện STXTPQ an toàn, ít biến chứng:

- Dùng thường xuyên để xác định những hạch dưới ngã ba KPQ.

- Những hạch cạnh KQ, ST có khó khăn hơn do không thể tạo được góc độ đủ lớn giữa thành KPQ và kim chọc.

- Khả năng STXTPQ vào u khó khăn hơn ( Ranes J.L, 2003; Tan B.B và cs, 2003 ).

- Tỷ lệ thành công # 90%, độ nhạy 75%. Trong nhóm hạch N2, N3 tỷ lệ âm tính giả 25%.

3.3.6. Sinh thiết xuyên thành ngực (STXTN) dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính (CLVT) :

Sinh thiết xuyên thành ngực là một trong các biện pháp lấy bệnh phẩm chẩn đoán. Ở nước ta kỹ thuật STXTN hút bằng kim nhỏ đã được tiến hành từ những năm 1980 dựa trên phim phổi thẳng-nghiêng. Khi xuất hiện máy chụp cắt lớp vi tính, một số nơi đã sử dụng để hướng dẫn sinh thiết phổi hút bằng kim nhỏ . Tuy nhiên, bệnh phẩm thường chỉ cho phép làm xét nghiệm tế bào học. Gần đây có một số tác giả trong nước thực hiện kỹ thuật sinh thiết bằng kim Tru – cut. Trong kỹ thuật này bệnh phẩm lấy được là mảnh sinh thiết cắt. Như vậy, ngoài xét nghiệm tế bào học còn có thể xét nghiệm mô bệnh học, đây là xét nghiệm rất quan trọng cho việc đánh giá tổn thương, đặc biệt là phân loại típ ung thư. Tuy nhiên STXTN vẫn còn nhiều hạn chế và có những chỉ định, chống chỉ định của nó:

- Kích thước hạch TT phải > 1,5 cm.

*Độ nhạy # 90%, âm tính giả từ 20 – 50%.

*Khối u ở phổi chọc sinh thiết dễ hơn và có độ nhạy cao hơn.

*Ngày nay ứng dụng nhiều vì PP đã có kim chọc ST chuyên dụng và có PP nhuộm bệnh phẩm mới ( LIU).

- Chỉ Định:

+ Có khối u ở phổi và trung thất. Các tổn thương nhiễm trùng phổi chưa rõ căn nguyên, kém hay không đáp ứng điều trị ban đầu.

+ Để phân biệt các tổn thương giả u phổi, những trường hợp tràn dịch khu trú, dịch rãnh liên thùy, u màng phổi, bệnh lý vùng TT.

+ STXTN xác định có TB UT di căn vào hạch TT chính xác > 90%. Khoảng 10% tràn khí màng phổi phải đặt dẫn lưu.

+ Trường hợp nghi ác tính, nhưng không có chỉ định phẫu thuật, nếu không ST thì không có cơ sở chẩn đoán.

- Chống chỉ định:

+ Chống chỉ định tuyệt đối khi nghi ngờ nang sán, u máu.

+ Chống chỉ định của phẫu thuật.

+ BN có rối loạn đông máu, không hợp tác, chức năng HH hạn chế, khí phế thũng nặng, tăng ALĐMP nặng, đã PT cắt phổi.

3.3.7. Nội soi phế quản dưới hướng dẫn của Siêu âm sinh thiết hạch Lympho Trung thất:

- Cerfolio R.J (2007) NC trong 3 năm ( 2003 – 2006) với 288 BN có 112 BN có hạch N2 tại hạch số 5, 6. Tác giả kết luận:

+ SÂ chọc ST qua NSTQ ST hạch N2 tại hạch số 5, 6 không chính xác bằng PTNSLN.

+ Kỹ thuật này thường dùng xác định hạch Dây chằng phổi dưới, dưới ngã ba KPQ.

+ Những hạch ở phía trước bên KQ thường khó lấy mẫu, nhưng rất thường gặp trong UTP.

+ Độ nhạy # 90%, âm tính giả 23%.

3.3.8. Phẫu thuật nội soi lồng ngực với trợ giúp của Video(Video assisted thoracic surgery) xác định G/Đ UTPQNP là một hướng đi mới góp phần quan trọng trong chẩn đoán và điều trị UTPQNP:

* PTNSLN sinh thiết khối u phổi ngoại biên mà các phương tiện chẩn đoán khác không xác định được:

- Khả năng ST được UTP đạt tới 91,43%, thất bại là 8,57%.

- Cho chẩn đoán phân biệt nhanh giữa u lành và ác ( kèm theo sinh thiết tức thì).

- PTNSLN xác định chính xác 100% tình trạng của khoang màng phổi: dịch màng phổi, tình trạng màng phổi tạng, màng phổi thành, đặc biệt là nốt vệ tinh trong khoang màng phổi.

* PTNSLN xác định G/Đ UTPQNP:

- Đánh giá chính xác mức độ tiến triển, xâm lấn của u nguyên phát ra màng phổi tạng (T2 – 4) mà một số phương tiện chẩn đoán khác không xác định được.

- Giúp ST chính xác từ 76,9 – 88,9% hạch rốn phổi và ST chính xác từ 78,6 – 85,7% hạch TT mà lâm sàng và CT Scan không chẩn đoán được, qua đó đánh giá di căn hạch N1, N2 chính xác hơn.

- Giúp xác định chính xác 100% các tổn thương nhỏ di căn màng phổi thành, màng phổi tạng mà các phương tiện chẩn đoán hình ảnh không thể nhìn thấy được, qua đó hạn chế mở ngực cho những BN không có chỉ định phẫu thuật.

Như vậy: Trong 8 phương pháp xác định giai đoạn và típ TB UTPQNP thì phương pháp Phẫu thuật nội soi lồng ngực với trợ giúp của Video (Video assisted thoracic surgery) là ưu điểm hơn cả một hướng đi mới góp phần quan trọng trong chẩn đoán và điều trị UTPQNP. Phương pháp này hiện nay có tính khả thi ở Việt Nam vì hầu hết các cơ sở phẫu thuật trong cả nước đều được trang bị máy phẫu thuật nội soi.

IV. Chỉ định điều trị ngoại khoa UTPQNP:

Để chỉ định điều trị UTPQNP, các tác giả đều thống nhất dựa vào:

- Típ mô bệnh học.
- Giai đoạn ung thư.

- Đánh giá chức năng của bệnh nhân.

1. Típ mô bệnh học:

Hiện nay đều thống nhất chỉ định phẫu thuật UTPQNP típ tế bào lớn. Típ tế bào nhỏ chống chỉ định phẫu thuật vì loại này:

- Tiên lượng xấu.

- Ở gần phế quản lớn.

- Lan rộng trong trung thất.

- Sớm di căn rộng trong lồng ngực.

  1. Giai đoạn ung thư:

UTPQNP típ tế bào lớn [ Non- Small Cell Lung Cancer (NSCLC)]:

Stage

(Giai đoạn)

Description

(Mô tả)

Treatment Options

(Chiến thuật điều trị)

I a : T1 No Mo

I b : T2 No Mo

Tumor of any size is found only in the lung

(khối u bất kỳ kích thước, chỉ khu trú ở phổi )

Surgery (Phẫu thuật)

II a : T1 N1 Mo

II b : T2 N1 Mo

T3 No Mo

Tumor has spread to lymph nodes associated

with the lung

(Khối u đã phát triển lan rộng đến hạch Lympho trong phổi)

Surgery (Phẫu thuật)

III a :

T3 N1 Mo

T1,2,3 N3 Mo

Tumor has spread to the lymph nodes in the tracheal area, including chest wall and

diaphragm (Khối u phát triển rộng tới hạch Lympho khu vực khí quản, gồm cả thành ngực và cơ hoành)

Chemotherapy

followed by radiation

or surgery

(Điều trị hoá chất

sau xạ trị hoặc sau

phẫu thuật)

III b :

T1,2,3 N3 Mo

T4 N Bất kỳ Mo

Tumor has spread to the lymph nodes on the opposite lung or in the neck (Khối u phát triển

lan rộng tới hạch ở phổi đối bên hoặc hạch vùng cổ)

Combination of chemotherapy and radiation (Kết hợp hoá trị và xạ trị)

IV :

T Bất kỳ N Bất kỳ M1

Tumor has spread beyond the chest

(Khối u đã lan ra ngoài ngực)

Chemotherapy and/or palliative

(maintenance) care

(Hoá trị hoặc

giảm đau)

3. Đánh giá chức năng của bệnh nhân :

Đánh giá:

- PFT ( pulmonary function test) : ( FVC ( forced vital capacity) and FEV1 ( forced expiratory volume in one second) Dung tích sống thở gắng sức (FVC) và Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1)

+ FEV1 and DLCO ( carbon monoxide diffusion in the lung).

- Ventilation and perfusion scans (scan thông khí và tưới máu).

- Cardiopulmonary exercise testing (VO2max) (Test tim phổi gắng sức).

- Arterial blood gas sampling (Sa02)(Đo khí máu động mạch).

- Đánh giá theo chỉ số Karnofski (IK).

Như vậy chỉ định mổ được tóm tắt như sau:

- UTPQNP típ tế bào lớn [ Non- Small Cell Lung Cancer (NSCLC)].

- Giai đoạn: I,II, và IIIA.

- IK > 70%.

- Các xét nghiệm cận lâm sàng cho phép.

Phương pháp phẫu thuật:

- Cắt phân thùy, cắt thùy phổi hoặc cắt bỏ một lá phổi + Lấy bỏ hạch di căn theo giai đoạn bệnh .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 . Jemal A , Siegel R , Ward E et al. Cancer statistics, 2006. Cancer J Clin 2006 ; 56 : 106 – 30

  1. . Thun MJ , Jemal A . How much of the decrease in cancer death in the United States is attributable to reductions in tobacco smoking? Tobacco Control 2006 ; 15 : 345 – 7 .
  2. Lee DJ , Fleming LE , Leblanc WG et al. Occupation and lungcancer mortality in a nationally representative U.S. Cohort: The National Health Interview Survey (NHIS). J Occup Environ Med 2006 ; 48 : 823 – 32 .
  3. Kvale PA . Chronic cough due to lung tumors: ACCP evidence-based clinical practice guidelines. Chest 2006 ; 129 :147 – 53S .
  4. Martins SJ , Pereira JR . Clinical factors and prognosis in non-small cell lung cancer. Am J Clin Oncol 1999 ; 22 : 453 – 7 .
  5. Tai P , Yu E , Jones K et al. Syndrome of inappropriate antidiuretic hormone secretion (SIADH) in patients with limited stage small cell lung cancer. Lung Cancer 2006 ; 53 : 211 – 15 .
  6. Gupta N , Graeber G , Bishop H . Comparative efficacy of positron emission tomography with fluorodeoxyglucose in evaluation of small ( 3

cm) lymph node lesions. Chest 2000 ; 117 : 773 – 8 .

  1. Witte B , Wolf M , Huertgen M , Toomes H . Video-assisted mediastinoscopic surgery: clinical feasibility and accuracy of mediastinal lymph node staging. Ann Thorac Surg 2006 ; 82 :

1821 – 7 .

  1. . Kuzdzal J , Zielinski M , Papla B et al. The transcervical extended mediastinal lymphadenectomy versus cervical mediastinoscopy in non-small cell lung cancer staging. Eur J Cardiothorac Surg 2007 ; 31 : 88 – 94 .
  2. Zielinski M . Transcervical extended mediastinal lymphadenectomy: results of staging in two hundred fifty-six patients with non-small cell lung cancer . J Thorac Oncol 2007 ; 2 : 370 – 2 .
  3. Inoue M , Sawabata N , Takeda S et al. Results of surgical intervention for P-stage III A (N2) non-small cell lung cancer: acceptable prognosis predicted by complete resection in

patients with single N2 disease with primary tumor in the upper lobe. J Thorac Cardiovasc Surg 2004 ; 127 : 1100 – 6 .

  1. . Brynitz S , Struve-Christensen E , Borgeskov S , Bertelsen S . Transcarinal mediastinal needle biopsy compared with mediastinoscopy. J Thorac Cardiovasc Surg 1985 ; 90 : 21 – 4 .
  2. Cropp AJ , DiMarco AF , Lankerani M . False-positive transbronchial needle aspiration in bronchogenic carcinoma. Chest 1984 ; 85 : 696 – 7 .
  3. Annema JT , Versteegh MI , Maud Veseliç M et al. Endoscopic ultrasound added to mediastinoscopy for preoperative staging of patients with lung cancer. JAMA 2005 ; 294 : 931– 6 15. Scott WJ , Schwabe JL , Gupta NC et al . Positron emission tomography of lung tumors and mediastinal lymph nodes using [18F]fluorodeoxyglucose. The members of the PET-Lung Tumor Study Group. Ann Thorac Surg 1994 ; 58 : 698 – 703 .
  4. Michael J. Weyant. Raja M. Flores. VATS lobectomy for earny stage lung cancer. Ann Thorac Surg 2008; 80:268-74 .
  5. McKenna RJ Jr, Wolf RK, Brenner M, Fischel RJ, Wurnig P. Is lobectomy by video-assisted thoracic surgery an adequate cancer operation? Ann Thorac Surg 1998;66:1903-8 .
  6. Walker WS, Codispoti M, Soon SY, Stamenkovic S, Carnochan F, Pugh G. Long-term outcomes following VATS lobectomy for non-small cell bronchogenic carcinoma. Eur J Cardiothorac Surg 2003;23:397-402 .

19. Michael J. Weyant, Raja M. Flores. VATS MEdiastinal Nodal Dissection . www.ctsnet.org Publication Date: 6-Sep-2005 .Last Modified: 26-Oct-2005.

   
backrop 1

Hội nghị tim mạch chuyên đề " lóc động mạch chủ và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn"

Ngày 13 tháng 6 năm 2013 , tại bệnh viện hữu nghị Việt đức đã ttỏ chức hội khảo phẫu thuật tim mạch chuyên đề” lóc động mạch chủ và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn”, đến tham gia hội nghị gồm các chuyên gia hàng đầu cả nước về phẫu thuật tim mạch đặt biệt có sự tham gia chuyên gia Baldev S. Sekhon, M.D., FACS về phẫu thuật tim người lớn và động mạch chủ (Ấn Độ).

PGS Nguyễn Tiến Quyết có mặt và đánh giá cao việc tổ chức hội nghị này và phát biểu tại hội nghị về tầm quan trong việc cập nhật liên tục kiến thức tiên tiến của thế giới trong điều trị phẫu thuật tại Việt nam nói chung và Việt Đức nói chung, đặt biệt tính chuyên môn hóa sâu, nhờ những cập nhật về lĩnh vực điều trị và phẫu thuật mà bệnh viện Việt Đức đã có những lĩnh vực ngang tầm thế giới và khu vực được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Hội nghị đã nghe 05 bài báo cáo và xem trình diễn phẫu thuật “live surgery” mang tính đào tạo cập nhật và nghiên cứu tổng kết thực tiển chuyên đề về phẫu thuật lóc động mạch chủ, viêm nội tâm mạch nhiễm khuẩn của các chuyên gia trong và ngoài nước, nhiều tham luận đã được trao đổi tại hội nghị rất sôi nổi và hữu ích, Với các kết quả phẫu thuật bệnh lý lóc động mạch chủ và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trong nước được các chuyên gia đánh giá rất cao và ấn tượng.

   

Địa chỉ Tạp chí Tim mạch và Y học Trực tuyến hữu ích

Tạp chí Tim mạch và Y học Trực tuyến

Journal of the American Society of Echocardiography

Webcardio (tiếng Pháp)

   

Các đề tài báo cáo hội nghị tim mạch và lồng ngực lần thứ III (Huế 2010)

#
Chủ đề
Người trình bày
Số lần download
File
1.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY VAN HAI LÁ CƠ HỌC Ở BỆNH NHÂN HẸP VAN HAI LÁ
Nguyễn Đức Hiền
145
2.
Phẩu thuật nối tĩnh mạch chủ trên- động mạch phổi thông ra hai hướng ( BCPS ) tại Viện tim TP HCM : Có gì mới ?
Phan Kim Phương
Nguyễn Minh Trí Viên
Đặng Hữu Danh
138
3.
Nhân một trường hợp điệu trị loét do suy tĩnh mạch chi dưới bằng phẫu thuật nội soi cắt tĩnh mạch xuyên dưới cân
Trần Công Quyền
89
4.
Phẫu thuât phình động mạch chủ ngực bụng sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể, kết quả phẫu thuật trên 4 bệnh nhân tại viện tim mạch quốc gia.
Nguyễn Hoàng Hà
118
5.
Phồng dạng túi quai động mạch chủ và động mạch chủ ngực: bệnh lý ngoại khoa phức tạp
Đoàn Quốc Hưng
111
6.
Phẫu thuật điều trị hẹp eo động mạch chủ tại Bệnh viện Nhi Trung ương: Kết quả trung hạn
Nguyễn Lý Thịnh Trường
120
7.
Phẫu thuật nội soi toàn bộ điều trị phồng động mạch chủ bụng dưới thận tại bệnh viện Việt Đức
Trần Bình Giang
96
8.
Tái lập lưu thông động mạch chày trước bằng đoạn ghép tĩnh mạch hiển đảo ngược xuyên xương chày trong bệnh lý viêm tắc động mạch chi dưới do đái tháo đường
Trần Thúc Khang
76
9.
Thuật ngữ - Chẩn đoán - Điều trị U máu và Dị tật Mạch máu
Đặng Ngọc Hùng
107
10.
Tiến bộ điều trị phình động mạch chủ bụng tại Việt Nam
Văn Tần
100
11.
Chấn thương và xử trí phình động mạch chủ bụng dưới thận tại khoa ngoại lồng ngực mạch máu BVCR
Nguyễn Duy Tân
104
12.
Bóc tách động mạch cảnh do chấn thương kín
Trần Thúc Khang
58
13.
Chấn thương động mạch thận được phẫu thuật bảo tồn - thông báo lâm sàng nhân một trường hợp
Nguyễn Hữu Ước
130
14.
Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật phình và bóc bách động mạch chủ ngực lên và quai
Nguyễn Thái An
109
15.
Điều trị phẫu thuật tắc động mạch chủ bụng mạn tính
Đỗ Kim Quế
55
16.
Điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng phương pháp laser nội tĩnh mạch với laser bán dẫn bước sóng 810nm
Hồ Khánh Đức
67
17.
Đánh giá kết quả điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
Lê Quang Thứu
94
18.
Hẹp các nhánh của quai động mạch chủ - chẩn đoán và điều trị ngoại khoa
Đỗ Kim Quế
123
19.
Kết quả điều trị thiếu máu mãn tính chi dưới tại bệnh viện Bình Dân
Trần Công Quyền
120
20.
Kỹ thuật mổ phối hợp bóc vỏ nội mạc động mạch cảnh trong mổ bắc cầu động mạch vành
Trần Quyết Tiến
67
21.
Kết quả đặt ống ghép nội mạch điều trị phình động mạch chủ (ĐMC)
Văn Tần
116
22.
Biến chứng mạch máu ở người nghiện ma túy: kết quả điều trị 10 năm ở Bệnh viện hữu nghị Việt Đức Hà Nội
Đoàn Quốc Hưng
100
23.
L'intervention de Ross: reste-t-elle une option universelle?
Eisenmann Bernard
65

   

Hội thảo tim mạch Việt - Mỹ năm 2011

Stt
Chủ đề Người trình bày File báo cáo
1.
Suy tim với phân số tống máu còn bù: chẩn đoán và điều trị GS. Daniel D. Borgeson
(Mayo Clinics, USA)
» Tải về
2.
Những điểm mấu chốt và những cạm bẫy khi đọc điện tâm đồ ở bệnh nhân đã đặt máy tạo nhịp tim. GS. K.L.Venkatachalam
(Mayo Clinics, USA)
» Tải về
3.
Tái tạo mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường. GS. Gregory W. Barsness
(Mayo Clinics, USA)
» Tải về
4.
Chẩn đoán các tình huồng khó trong tăng áp động mạch phổi. GS. Micheal D. McGOON
(Mayo Clinics, USA)
» Tải về
5.
CRT cho bệnh nhân suy tim: Khi nào và cho ai? GS. Daniel D. Borgeson
(Mayo Clinics, USA)
» Tải về
6.
Dự phòng tiên phát và thứ phát bằng ICD ở bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim. GS. K.L.Venkatachalam
(Mayo Clinics, USA)
» Tải về
7.
Điều trị thuốc tối ưu cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim có đoạn ST chênh lên GS. Malcolm R. Bell
(Mayo Clinics, USA)
» Tải về
8.
Điều trị thuốc tối ưu ở bệnh nhân được can thiệp mạch vành GS. Gregory W. Barsness
(Mayo Clinics, USA)
» Tải về
9.
Điều trị thuốc tối ưu cho bệnh nhân suy tim GS. Daniel D. Borgeson
(Mayo Clinics, USA)
» Tải về
10.
Chẩn đoán và đánh giá tăng áp động mạch phổi GS. Micheal D. McGOON
(Mayo Clinics, USA)
» Tải về

   
hcc

Ch­ương trình hội chẩn quốc tế tháng 10/2011

Theo chương trình hợp tác quốc tế giữa bệnh viện Việt Đức với trường đại học Pari VII và tổ chức APPCV-ADVASE

từ ngày 09 đến 12 tháng 10 năm 2011, đoàn chuyên gia sẽ tham gia hội chẩn, can thiệp mạch, phẫu thuật cho bệnh nhân khó, hiếm gặp và phức tạp tại Việt nam, kết hợp với hội thảo trao đổi cập nhật kiến thức mới.

Đoàn chuyên gia Pháp gồm :

- Jean-Marie Cardon (Nimes)

- Alain Cardon (Rennes)

- Xavier Chauffour ( Toulouse)

- Emmanuel Ostyn (limoges)

- Pierre Desoutter (Paris)

- Pham Thi Minh Thang (Paris)

Chương trình:

Chiều chủ nhật 09/10/2011 :từ 13h45

+ Hội chẩn bệnh nhân

Sáng thứ 2 10/10/2011:

+ Phẫu thuật mạch máu

+ Can thiệp mạch

+ Trao đổi chuyên môn

Chiều thứ 2 10/10/2011

+ Phẫu thuật mạch máu

+ Can thiệp mạch

+ Trao đổi chuyên môn

Sáng thứ 3 ngày 11/10/2011

+ Phẫu thuật mạch máu

+ Can thiệp mạch

+ Trao đổi chuyên môn

Chiều thứ 3 ngày 11/10/2011

+ Phẫu thuật mạch máu

+ Can thiệp mạch

+ Trao đổi chuyên môn

Thứ 4 sáng ngày 12/10/2011

Giảng bài hội chẩn ca khó

tổng kết

   

Hội nghị Hội phẫu mạch máu Châu á lần thứ 12( năm 2011)


Chairman of Congress and President of Asian Society for Vascular Surgery,
Shoei-Shen Wang, M.D., Ph.D.
Professor John B. Chang, M.D., FACS, FICA
Founding Chairman, Asian Society for Vascular Surgery
Từ ngày 29 tháng 9 đến ngày 02 tháng 10 hội nghị phẫu thuật mạch máu châu á lần thứ 12 được tổ chức tại Trung tâm hội nghị Quốc gia- Đài bắc Đài loan,Hội nghị được tổ chức với quy mô lớn : Hội nghị đã tập trung hàng nghìn chuyên gia thế giới cũng như khu vực:nhiều chuyên gia hàng đầu đến từ Mỹ, châu Âu, Nhật bản và Châu á, hơn 1000 báo cáo được báo cáo tại hội nghị :thể hiện một bước tiến vượt bật trong lĩnh vực điều trị và phẫu thuật cũng như mạch can thiệp các bệnh lý động mạch chủ, tĩnh mạch , van tim...với sự trợ giúp của các thiết bị hiện đại cũng như những công nghệ mới.
chương trình cụ thể có thể tham khảo tại đây http://asvs2011.com/Daily_Program.php
Việt nam được hân hạnh mời báo cáo với 02 báo cáo, PGS Nguyễn Hữu Ước đại diện
Nguyen, Huu Uoc(Vietnam)
1.
Total Laparoscopic Infrarenal Abdominal Aortic Aneurysm Treatment
Total Laparoscopic Infrarenal Abdominal Aortic Aneurysm Treatment
Nguyen Huu Uoc, Tran Binh Giang et al., Viet Duc University Hospital (Vietnam)
2Nguyen Huu Uoc, Tran Binh Giang et al., Viet Duc University Hospital (Vietnam)
2.Present Features of Vascular Trauma in Vietnam
Nguyen Huu Uoc, Viet Duc University Hospital (Vietnam)
Một vinh dự cho Việt nam là bài báo cáo :"Present Features of Vascular Trauma in Vietnam" báo cáo viên PGS Ước đã được ban tổ chức bình chọn "Best presenter Award" và vinh danh trong buổi Gala dinner được tổ chức tại khác san W No. 10 Zhongxiao E. Rd., Sec. 5, Taipei, Taiwan (

- HHội phẫu thuật mạch máu châu Á – Asian Society for Vascular Surgery (ASVS), tổ chức Hội nghị thường niên lần thứ 12 tại Trung tâm hội nghị quốc tế ở Taipei, Taiwan, từ ngày 29 / 9 tới 2 / 10 năm 2011.

- Tham dự Hội nghị gồm các Phẫu thuật viên mạch máu, các nhà Can thiệp mạch, các Bác sĩ nội mạch máu, cùng nhiều thầy thuốc khác hoạt động trong lĩnh vực bệnh mạch máu (siêu âm, nội tiết, chẩn đoán hình ảnh, y học cơ sở …), đến từ hầu hết các nước châu Á, cùng các chuyên gia được mời từ Mĩ, châu Âu, với hơn 500 Báo cáo khoa học tổng quan và chuyên đề. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ của Hội phẫu thuật mạch máu thế giới cùng với sự tham gia – hỗ trợ của Hội (ISVS – International Society for Vascular Surgery).

- Nhờ mối quan hệ hợp tác gắn bó giữa Bệnh viện đại học quốc gia Đài loan (NTUH) với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, nên các bác sĩ mạch máu Đài loan biết khá rõ về các hoạt động phẫu thuật mạch máu tại BV Việt Đức. Do vậy, Ban tổ chức Hội nghị (12th ASVS) đã mời PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước – Trưởng khoa PT tim mạch và lồng ngực của BV Việt Đức, tham gia báo cáo tại Hội nghị về đề tài “PT nội soi điều trị phồng động mạch chủ bụng dưới thận” – với vai trò Báo cáo viên được mời (Invited Speaker), tức là Hội nghị chi trả toàn bộ các chi phí kể cả từ đi lại đến khách sạn và các chi phí liên quan khác.

- Với mong muốn tận dụng cơ hội quảng bá cho chuyên ngành PT mạch máu của Việt Nam, nên bên cạnh báo cáo được mời, PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước đã gửi thêm 1 báo cáo tổng quan về “Đặc điểm chấn thương – vết thương mạch máu tại Việt Nam”, được viết dựa trên các số liệu Báo cáo khoa học của BV Việt Đức và một số Trung tâm PT mạch máu lớn khác ở Hà Nội, Huế, và TP. Hồ Chí Minh. Ban tổ chức Hội nghị đã xếp báo cáo này vào 1 buổi báo cáo ngắn (Free Paper) với thời gian báo cáo 6 phút + trả lời câu hỏi 2 phút.

- Có thể tóm lược các Nội dung chính được báo cáo tại Hội nghị như sau:

o Khoảng 80 – 90 % là các báo cáo về Can thiệp nội mạch (từ giải phẫu, chất liệu mạch nhân tạo, đến các kỹ thuật đối với các loại mạch khác nhau), trong đó có rất nhiều báo cáo về các lĩnh vực còn nhiều khó khăn và mới mẻ đối với Việt Nam, như điều trị phồng động mạch chủ - chậu khó, phồng động mạch chủ ngực, lóc động mạch chủ, hẹp động mạch cảnh, kỹ thuật Hybrid …

o Còn lại là các báo cáo cũng khá hay về các nghiên cứu cơ bản về bệnh lý mạch máu, các phương tiện chẩn đoán bệnh mạch máu hiện tại (MS-CT, IMR), một số loại thuốc mới điều trị bệnh mạch máu, các vấn đề chấn thương mạch máu, và bệnh lý mạch máu nhiễm trùng.

Các Bác sĩ Việt Nam có thể tham khảo tóm tắt các Báo cáo này trên trang Web của Hội nghị (12th ASVS 2011, Taipei, Taiwan).

Qua đó có thể thấy rằng PT mạch máu Việt Nam có những điểm mạnh về điều trị cấp cứu mạch máu ngoại vi, và các kỹ thuật mổ mạch máu kinh điển. Tuy nhiên, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm ở phía trước để phát triển lĩnh vực Can thiệp nội mạch – nhất là động mạch chủ, điều trị lóc động mạch chủ, và chuẩn hóa các chỉ định – kỹ thuật chẩn đoán và điều trị các bệnh lý mạch máu. Có như vậy thì mới đuổi kịp sự phát triển của PT mạch máu ngang tầm với các nước trong khu vực.

- Tuy Hội PT mạch máu châu Á còn ít được biết đến ở Việt Nam, và chỉ mới tham dự Hội nghị lần đầu tiên, song cũng rất bất ngờ và vinh dự cho các Thầy thuốc Việt Nam, đó là trong buổi Gala Diner tổng kết Hội nghị, PGS.TS. Nguyễn Hữu Ước đã được Đại diện Hội PT mạch máu thế giới + Ban tổ chức Hội nghị + Hội đồng khoa học, nhất trí trao giải thưởng “Báo cáo viên hay nhất” của Hội nghị - cho Báo cáo về “Đặc điểm chấn thương – vết thương mạch máu ở Việt Nam”. Giải thưởng này do Hội PT mạch máu thế giới trao cho Báo cáo viên hay nhất của Hội nghị khu vực (xin gửi kèm file chụp Giấy chứng nhận giải thưởng). Ảnh hưởng của giải thưởng này là khá lớn, vì sau đó tác giả đã nhận được nhiều lời mời báo cáo – viết bài tại nhiều Hội nghị và Tạp chí mạch máu có tiếng của châu Âu và châu Á, cũng như lời đề nghị được sang học về PT nội soi mạch máu của một vài Phẫu thuật viên của Indonesia.




   
kc2010-1

Khuyến cáo 2010 bệnh tim bẩm sinh người lớn (VN)

Bệnh tim bẩm sinh (BTBS) có tần suất khoảng 8/1000 trẻ ra đời còn sống. Hầu hết trẻ bị BTBS cần điều trị phẫu thuật, một số rất ít dù không phẫu thuật có thể sống tới tuổi trưởng thành. Phẫu thuật BTBS đạt nhiều tiến bộ từ cuối thế kỷ 20, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Hơn nữa, dù được phẫu thuật triệt để, các bệnh nhân BTBS vẫn cần được chăm sóc và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa suốt đời. Do đó hình thành một chuyên khoa sâu: Bệnh Tim Bẩm Sinh ở Người Lớn.

   
   

Các bài báo cáo khoa học nội soi lồng ngực

Tên bài báo – báo cáo

Dung lượng

Download

Anterior chest wall approach for video-assisted thyroidectomy using a modified neck skin lifting method

203Kb

Cardiovascular changes during drainage of pericardial effusion by thoracoscopy

129Kb

Diagnosis and treatment of mediastinal tumors by thoracoscopy

156Kb

Diagnostic role of videothoracoscopy in mediastinal diseases

68Kb

Do bullae indicate a predisposition to recurrent pneumothorax?

65Kb

Early evacuation of traumatic retained hemothoraces using thoracoscopy: a prospective, randomized trial

146Kb

Early evacuation of traumatic retained hemothoraces using thoracoscopy: a prospective, randomized trial

146Kb

Mediastinal cysts

111Kb

Role of videothoracoscopy in chest trauma

160Kb

Severity of compensatory sweating after thoracoscopic sympathectomy

89Kb

Spontaneous pneumothorax

577Kb

Suction versus water seal after thoracoscopy for primary spontaneous pneumothorax: prospective randomized study

110Kb

The role of thoracoscopy in the management of retained thoracic collections after trauma

88Kb

Thoracoscopy for empyema and hemothorax

156Kb

Thyroidectomie endoscopique pour nodules thyroidiens isolés endoscopic thyroidectomy for solitary nodules

202Kb

Total endoscopic thyroidectomy: axillary or anterior chest approach

203Kb

VATS major pulmonary resection

343Kb

Video-assisted neck surgery for thyroid and parathyroid diseases

139Kb

Video-assisted thoracic surgical treatment of initial spontaneous pneumothorax in young patients

90Kb

Video-Assisted thoracoscopic closure of the delayed bronchial rupture after thoracoscopic resection of mediastinal bronchogenic cyst

118Kb

Video-assisted thyroidectomy under local anesthesia

45Kb

   

gigigi

2013-09-12 191209

Tiện ích